Phiên bản Joomla 3.0.x được cho là có rất nhiều cải tiến đáng kể theo phương hướng hiện đại hơn. Một trong những tính năng nổi bật, đó là từ phiên bản 3.0.x, Joomla tương thích nhiều hơn với các chức năng Mobility.
Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt nhanh Joomla 3.0.x. Việc cài đặt phiên bản 3.0.x không có quá nhiều sự khác biệt so với các phiên bản trước đó của Joomla, ngoài việc phiên bản 3.x đòi hỏi phải có 1 số cấu hình yêu cầu đặc biệt hơn.
Hướng dẫn cài đặt Joomla 3
Trước khi tiến hành cài đặt, nếu bạn chưa biết dùng XAMPP, hoặc quản lý việc tạo ra các cơ sở dữ liệu MySQL thì có thể tham khảo các bài viết sau:
- Hướng dẫn cài đặt XAMPP để chạy Localhost trên máy bạn
- Hướng dẫn cài đặt Joomla 2.5
- Hướng dẫn cài đặt Joomla 1.5
Bước 1: Download bộ cài Joomla
Các bạn nên vào trực tiếp trang download của Joomla tại địa chỉ:
http://www.joomla.org/download.html
Và thực hiện download phiên bản mới nhất tại thời điểm hiện tại về để tiến hành cài đặt.
Bước 2: Giải nén bộ cài đặt Joomla ra thư mục Hosting chạy web
Tùy vào định dạng nén của bộ cài đặt mà bạn có thể dùng các chương trình giải nén tùy loại để có thể giải nén bộ cài.
Hoặc giải nén xong rồi upload lên Hosting thông qua FTP.
Ảnh 1: Chụp cấu trúc thư mục của Joomla 3.0.x
Bước 3: Tiến hành cài đặt
Cài đặt bằng cách truy cập trực tiếp bằng trình duyệt.
Với các bạn cài đặt trên XAMPP, thì đường dẫn sẽ có dạng:
http://localhost/ten_thu_muc_joomla/
Hoặc: http://127.0.0.1/ten_thu_muc_joomla/
Ảnh 2: Truy cập cài đặt Joomla bằng trình duyệt web
Như các bạn thấy ngay trên màn hình, bước đầu tiên của Joomla thực hiện công việc kiểm tra các thông số cấu hình yêu cầu để Joomla có thể hoạt động được.
Trong phần kiểm tra có 2 cột khác nhau:
- Pre-installation Check: Phần yêu cầu bắt buộc để Joomla có thể hoạt động được. Bắt buộc tất cả các thông số đều phải được thỏa mãn.
- Recommended setting: Các cấu hình mà Joomla khuyến cáo tốt nhất để website hoạt động. Nghĩa là ở các cột này, nếu các thông số nếu thỏa mãn thì rất tốt, còn không thì cũng không sao.
Trong bài hướng dẫn này, ngay đến đây, có 1 thông số chính thay đổi mà từ phiên bản Jooma 3.0.x trở đi yêu cầu đó là Magic Quote GPC = Off. Tức là bắt buộc Hosting phải tắt chức năng mở rộng này của PHP.
Các bạn có thể tham khảo trực tiếp tất cả các cách tắt module này tại đây: http://php.net/manual/en/security.magicquotes.disabling.php
Còn ở đây, tôi dùng cách nhanh nhất để vô hiệu hóa thành phần mở rộng này, cách này thông dụng ở chỗ dễ thực hiện, và được đa số hầu hết các nhà cung cấp Hosting hỗ trợ.
Thực hiện bằng cách thêm dòng code sau đây vào ngay đầu tiên của file .htaccess
php_flag magic_quotes_gpc Off
Sau khi Joomla kiểm tra thỏa mãn hoàn toàn các chức năng yêu cầu, thì bạn mới có thể chuyển sang bước kế tiếp:
Bước này Joomla yêu cầu bạn khai báo các thông số chính cho website. Chi tiết bao gồm:
- Site name: Tên của website
- Description: Mô tả ngắn website của bạn
- Admin email: Tài khoản email của người quản trị chính
- Admin username: Tên đăng nhập cho người quản trị chính
- Password: Mật khẩu cho tài khoản người quản trị chính (Nhập 2 lần xác nhận)
- Site offline: Kích hoạt là “Yes” nếu bạn muốn dựng website nhưng chưa muốn cho khách duyệt web có thể xem được ngay.
Sau khi cung cấp xong các thông tin cơ bản, các bạn sẽ chuyển sang bước kế tiếp
Trong bước này, các bạn phải khai báo kết nối đến cơ sở dữ liệu. Các thông số chi tiết bao gồm:
- Database type: Kiểu module PHP kết nối với MySQL. Nên để mặc định của Joomla đã chọn lựa.
- Hostname: thông thường là localhost. Nếu hosting của bạn đặt server MySQL tại địa chỉ khác, thì có thể nhập IP của server hoặc domain của server tùy thuộc vào cách cấu hình MySQL trên server đó.
- Username: Tên tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu. Thông thường nếu bạn cài thử trên máy cá nhân dùng XAMPP, WAMPP thì username thường để luôn tài khoản gốc là root
- Password: Mật khẩu của tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu. Mật khẩu này nếu bạn sử dụng Hosting thì do khi tại Username bạn thiết lập. Còn nếu dùng các môi trường test như XAMPP thì mật khẩu mặc định để trống.
- Database name: Tên cơ sở dữ liệu
- Table Prefix: Tiếp đầu ngữ cho các bảng trong cơ sở dữ liệu. Có thể để Joomla lựa chọn ngẫu nhiên, hoặc nhập vào giá trị bạn muốn.
- Old database process: Tiến trình cho biết Joomla sẽ đối xử thế nào nếu cơ sỡ dữ liệu bạn khai báo ở trên đã có dữ liệu. Chọn mặc định là Backup nếu muốn sao lưu lại, còn Remove nếu muốn xóa bỏ các dữ liệu đã có.
Sau khi đã điền xong các thông số, bạn sẽ đến với bước tiếp theo
Đến phần này, hầu hết các thông số bạn đã cài đặt xong, hệ thống Joomla đã được đặt vào bệ phóng chuẩn bị hoạt động. Tại bước này, thêm 1 thông số lựa chọn nữa cho bạn là có muốn cài đặt dữ liệu mẫu vào website hay không. Nếu bạn chưa từng sử dụng Joomla, hãy chọn lựa Default English Sample Data để Joomla cài đặt dữ liệu mẫu chuẩn vào website cho bạn. Còn nếu bạn đã biết dùng và chuẩn bị xây dựng website mới, thì nên chọn là None và đến bước kế tiếp:
Tiếp theo Joomla sẽ thực thi công việc tương tác với cơ sở dữ liệu của bạn. Cho đến khi hiện ra giao diện như hình trên, thì việc cài đặt website đã được hoàn tất.
Và để bảo mật website, thì Joomla yêu cầu bạn phải xóa bỏ thư mục cài đặt của Joomla tên là Installation khỏi website.
Từ phiên bản 1.6 trở đi, Joomla đã tích hợp sẵn chức năng xóa bỏ vào trình cài đặt. Bạn có thể click vào nút “Remove installation folder” để xóa. Hoặc vào trực tiếp trình quản lý file của máy tính để xóa thư mục này.
Và xem kết quả website mới được tạo:
Chúc các bạn thành công!