Hỗ trợ tối đa công nghệ ảo hóa, tương thích với các nền tảng bộ vi xử lý mới nhất của Intel và AMD, tiếp tục cải tiến với phiên bản mới nhất của OpenOffice, PostgreSQL và Samba … là những điểm dễ dàng nhận thấy nhất của RHEL 5.5.
Sau khi công bố rộng rãi phiên bản beta vào tháng 2/2010, giờ đây Red Hat đã tiếp tục đưa ra phiên bản 5.5 của hệ điều hành Red Hat Enterprise Linux – RHEL . Trong chu trình phát triển đầu tiên của phiên bản mới này, hứa hẹn nhiều sự thay đổi tích cực về hệ thống driver và các công cụ sửa lỗi, bên cạnh đó còn nhiều cải tiến về chức năng hoàn toàn mới mẻ.
Những nhà phát triển đã góp phần cải thiện rất nhiều về chức năng ảo hóa, đặc biệt là công cụ KVM (Kernel-based Virtual Machine). 7 tháng trước, Red Hat đã tiến hành tích hợp KVM như sự lựa chọn thứ 2, sau ứng dụng XEN để thực hiện các công việc liên quan đến hệ thống ảo, với phiên bản 5.4. Có thể trong tương lai, RHEL 6.x sẽ chỉ sử dụng KVM là công cụ hỗ trợ ảo hóa duy nhất, và hệ điều hành SUSE Linux Enterprise (SLES) 11 cũng đang lên kế hoạch phát triển KVM trong tương lai gần.
Việc quản lý các tài khoản KVM guest thông qua Cluster Suite cũng đã được hỗ trợ đầy đủ. Tính năng Libvirt giờ đây đã có thể quản lý tới hơn 256 hệ thống guest, tự động phân chia và sử dụng số lượng page 1 cách hiệu quả, tính năng này được thiết kế để hạn chế tối đa việc sử dụng bộ nhớ hệ thống không hiệu quả, đồng thời tăng hiệu suất làm việc, đặc biệt đối với các bộ vi xử lý mới hiện nay.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến những thay đổi trong khả năng lưu chuyển dữ liệu thông qua các thiết bị giao tiếp PCI/PCIe, hoặc đối với hệ thống guest, điều này cho phép các thành phần hoặc thông tin PCI/PCIe được thu hồi từ 1 hệ thống guest bất kỳ, hoặc cố định lại trên 1 hệ thống tương tự vào cùng 1 thời điểm run time. Red Hat cũng đã tiến hành tích hợp trình điều khiển cho các mô hình mạng 10-GB khác nhau cùng bộ nhân hỗ trợ SR-IOV. Ngoài ra còn 1 số tính năng khác cũng đã được tối ưu hóa trong các ứng dụng Red Hat Enterprise Virtualization 2.2, đã được Red Hat công bố vẫn đang trong giai đoạn phát triển beta và chắc chắn được sử dụng làm bộ nhân kernel của RHEL 5.5.
Bộ nhân kernel và những thành phần hệ thống khác của RHEL 5.5 cũng đã được tối ưu hóa ở mức cao nhất để hỗ trợ các nền tảng bộ vi xử lý mới nhất như Boxboro-EX và Boxboro-MC của Intel, Magny-Cours 6000 của AMD và Power7 của IBM. Điều này có nghĩa rằng những phiên bản tiếp theo của Linux sẽ tương thích tốt với bộ vi xử lý 12 nhân – Opteron của AMD, mới được công bố và giới thiệu trong thời gian gần đây, đồng thời cũng hỗ trợ bộ xử lý Intel’s Xeon 6500 và 7500 (mã Nehalem-EX) được công bố sau đó chỉ vài ngày.
Và như thường lệ, các nhà phát triển Linux đã tiến hành tích hợp thêm nhiều trình điều khiển driver phổ biến mới nhất để thay thế bộ nhân Linux 2.6.18 cũ kỹ, bằng quá trình cập nhật ALSA, ví dụ như tác dụng lớn nhất của việc cập nhật này là khả năng hỗ trợ HD-Audio (HDA). Các trình điều khiển nhận biết các thiết bị wifi cũng được cải tiến tối đa, RHEL đã hỗ trợ thiết bị wifi series iwl1000 và iwl6000 của Intel, hoặc ath9k của Atheros…
1 điểm nhấn đáng chú ý là việc nâng cấp OpenOffice từ phiên bản 2.3.0 đến 3.1.1, hỗ trợ khả năng tích hợp và trao đổi dữ liệu với Microsoft Office 2007. Bên cạnh đó, ứng dụng Samba 3.3 cũng đã được thay đổi để phù hợp với Windows 7. Phiên bản Samba 3.3 đã có sẵn trong gói samba3x, những phiên bản trước Samba 3.0 có bao gồm sự lựa chọn để người quản trị lựa chọn giữa nhiều phiên bản khác nhau.
Ứng dụng PostgreSQL 8.4 được chứa đựng trong các gói bắt đầu bằng postgresql84. Ban đầu, PostgreSQL được cho là để thay thế PostgreSQL 8.1, đi kèm với các phiên bản trước của RHEL5, tuy nhiên do sự không tương thích nho nhỏ giữa 2 phiên bản này mà Red Hat đã quyết định hoãn dự định thay thế này. Giờ đây, quản trị viên chỉ có thể lựa chọn giữa 2 phiên bản 1 và 2 của ứng dụng FreeRADIUS.
Một sự bổ sung mới đáng chú ý là tính năng gPXE dành cho lựa chọn mạng lưới tải dữ liệu khởi động – network boot loader, và các công nghệ hỗ trợ khác như GDB, Valgrind và SystemTap. Chi tiết về những thay đổi này được Red Hat công bố chi tiết tại bản báo cáo.
Trong khi đó, ứng dụng Bugzilla, danh sách gửi thư của Fedora và các dịch vụ khác như Twitter yêu cầu nhiều sự đóng góp xây dựng phát triển hơn nữa của Red Hat để có thể hoàn thành trong phiên bản Red Hat Enterprise Linux 6, chi tiết về dự án phát triển này sẽ được Red Hat công bố vào cuộc hội thảo tiếp theo được tổ chức từ ngày 22 – 25 tháng 6 tới tại Boston, Massachusetts. Nếu Red Hat vẫn tiếp tục với sự phát triển như từ trước tới nay, thì sẽ có ít nhất 1 hoặc 2 phiên bản beta của RHEL6 sẽ được công bố sau đây chỉ vài tháng. Nhưng dù sao đi nữa, thông tin chính thức từ Red Hat cho rằng ngày công bố gần đây nhất của RHEL6 sẽ là giữa năm 2010.